Nguồn gốc: Cây Lô Hội còn được gọi nhiều cái tên khác như cây Nha Đam, cùng với cái tên khoa học là Aloe Vera thuộc họ cây xương rồng, bắt nguồn từ Bắc Phi. Sau quá trình du nhập vào các nước khác nhau thì cây Lô Hội được đưa đến Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ 13. Nha đam mọc nhiều ở các vùng Phan Thiết, Phan Rang, Phan Rí thuộc các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận. Chúng chịu hạn hán và khô nóng rất giỏi. Vì thế chúng được trồng rải rác khắp Việt Nam để làm thuốc hoặc làm cây cảnh. Đến nay thì cây Lô Hội được biết đến rất phổ biến, được đưa vào để làm cảnh, áp dụng vào trong các công nghệ chế biến thực phẩm , mỹ phẩm, dược phẩm.
Đặc điểm hình dạng:Cây Lô Hội thuộc loại cây nhỏ, ở phần thân gốc hóa gỗ và ngắn. Lá dạng bẹ mặt trong lõm, không có cuống, màu lục nhạt cho đến lục đậm cùng với các đốm phân bố không đều trên lá, hai bến cạnh viền của lá thì có gai hay còn gọi là răng cưa (nhưng gai của nó không giống gai của cây xương rồng), đặc biệt dễ nhận dạng nhất là lá của nó cầm lên chúng ta đã có cảm giác rất mọng nước mà thực tế là như thế. Đối với cây trưởng thành thì tùy vào cách chăm sóc thì lá cây dài từ 30-60cm.Trường hợp ít thấy đó là cây Lô Hội còn có ra hoa, hoa của nó mọc lên từ nách lá, hoa có 6 cánh, khi cho quả thì quả của chúng có rất nhiều hạt.
Cách chăm sóc:
Hình thức sinh sản chính là đẻ nhánh từ rễ. cây Lô Hội chịu được khô hạn nhưng không chịu được úng, do đó phải chọn đất tháng xốp, tốt nhất là đất pha cát. Hoặc trộn đều đất với mùn với phân trùn quấ, bỏ vào chậu.
Để đạt hiệu quả chăm sóc cho cây mẹ thì nên loại bỏ bớt cây con vì cây Lô Hội sinh trưởng rất nhanh.
Khi bắt đầu trồng cây mới thì có thể trồng được quanh năm tuy nhiêu để tăng tỷ lệ sống sót cho cây thì nên trồng vào mùa xuân và màu thu. Vì đây là thời gian có có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất.
Tùy vào mục đích trông cây thì sẽ có cách tưới nước và bỏ phân khác nhau.
Trồng làm cảnh không vì mục đích kinh tế thì việc tưới nước cho cây khá là đơn giản. Chúng ta chỉ việc tưới khoảng 2-3 ngày cho một lần tưới.
Trồng vì mục đích kinh tế làm nguyên liệu để cung cấp cho các nhà sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm; đòi hỏi phải cung cấp trên một số lượng lớn thì cần chăm sóc nó khó khăn hơn từ việc bón phân tưới nước và tỉa cây con để cây cho giá trị kinh tế cao nhất.Vì trồng với mục đích kinh tế nên yêu cầu cây phát đạt kích thước gần như là tối đa, và chất lượng dinh dưỡng trong cây phải được đảm bảo tốt nhất.
Làm có xới đất: trong quá trình chăm sóc cây, phải xới đất thường xuyên và chia ra nhiều đợt.
Bón phân: cây Lô Hội có khả năng hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất rất nhanh. Do đó ngoài việc bón lót bằng phân chuồng từ 2,5tấn/ha thì còn phải thường xuyên bón thúc bằng phân NPK. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/ lần với liều lượng trong mỗi lần bón là khoảng 100kg/ha. Lưu ý: khi bón phân tránh làm bẩn lá, nên bón trước khi trời mưa hoặc khi bón xong phải tưới nước.
Phong bệnh cho cây: Đối với cây trồng thì không có cây nào là không có nguy cơ bị bệnh. Đối với cây Lô Hội thì vó lớp biểu bì bên ngoài được bao bọc bởi 1 lớp giáp cứng nên côn trùng khó có thể tấn công. Tuy nhiên khi mà trồng cây với mật độ quá dày , đất quá ẩm và nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp thì lá cây dễ dàng bị một số loại trực khuẩn gây hại. Cụ thể là trên lá có xuất hiện nhiều đốm đen. Vậy nên phòng bệnh cho cây như thế nào? Khi phát hiện những lá bị bệnh thì ngay lập tức cắt bỏ chúng để tránh sự lây lan bệnh. Vì lá là bộ phận được dùng để thu hoạch cho nên tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc hóa học mà người trồng cây phải thường xuyên theo dõi cây để có thể cập nhật nhanh nhất khi nguồn bệnh bắt đầu.
Sau khi trồng khoảng 6 tháng thì cây có thể được thu hoạch và bắt đầu trồng sang một mùa mới.