Cây thị – kỹ thuật trồng cây thị
Cây thị đã là biểu tượng gắn bó khá thân thuộc với người dân chúng ta. Cây thị xuất hiện trong câu chuyện cổ tích cũng như trong đời sống hiện tại. Cây được dùng để lấy quả vừa có tác dụng làm cây bóng mát. Nhiều người còn sợ cách trồng cây gây nhiều khó khăn và chưa hiểu rõ về kỹ thuật trồng cây như nào cho đúng. Vậy hãy cùng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về loại cây này nhé.
Đặc điểm của cây thị
- Cây có tên khoa học là Diospyros decandra
- Cây thường xuất hiện chủ yếu ở các vùng nhiệt đới như Việt Nam và Thái Lan.
- Thân cây dạng gỗ, chiều cao trung bình của cây giao động từ 5 đến 6m. Tuổi thọ của cây khá cao, có cây lên đến vài trăm năm tuổi đấy.
- Lá của cây mọc so le, phiến lá thuôn dài có một lớp lông trên bề mặt. Hoa mọc thành từng chùm màu trắng, đây là dạng hoa đa tính.
- Khi hoa tàn quả xuất hiện, có 2 loại quả là quả ra sớm và quả muộn. Quả muộn có hình cầu, đáy tròn, loại nhỏ hơn gọi là thị sáp. Quả thị khi non màu xanh, khi chín màu vàng rất đẹp, khá mọng nước. Quả có đường kính từ 3 đến 6cm, được chia thành 6 đến 8 múi. Quả thị có mùi thơm dịu, khi chín mùi thơm rất lâu. Quả thị thường được thu hoạch vào cuối hè đến hết mùa thu.
Công dụng của cây thị với đời sống
Mỗi bộ phận trên cây thị đều đem lại lợi ích cho chúng ta. Chính vì thế từ trước tới nay cây thị được rất nhiều người ưa chuộng.
- Quả thị khi chín rất thơm, vỏ chứa tinh dầu có lợi giống mùi ester valerianic. Mùi hương này rất tốt cho những ai đang bị căng thẳng đầu óc bởi công việc sẽ tìm thấy sự thư giãn và thoải mái.
- Lá của cây thị được sử dụng trong việc trị táo bón, các vấn đề liên quan đến đầy bụng, khó tiêu. Nếu bạn bị mụn mủ chỉ việc giã nát 1 ít lá đắp trực tiếp lên vết thương sẽ đem lại hiệu quả tốt. Có thể giã nát lá cây thị với một ít rượu chữa bệnh viêm tinh hoàn ở nam giới.
- Theo các chuyên gia khoa học hạt cây thị pha cùng nước chè uống sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa sớm. Sử dụng loại hạt cây thị như một thần dược để giữ gìn tuổi thanh xuân.
- Rễ cây thị thường được thu hoạch vào mùa đông, được sử dụng như một loại thức ăn bình thường.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thị
Cây thị là loại cây lâu năm nên rất dễ trồng và chăm sóc, cây cũng ít bị sâu bệnh vì thế việc chăm sóc cây không mấy vất vả.
- Nhân giống: cây có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành hoặc giâm cành. Nhưng việc nhân giống bằng phương pháp gieo hạt sẽ tốt hơn. Từ lúc trồng cây cao chừng 1m cũng phải mất từ 2 đến 3m. Khoảng thời gian sau đó cây thị phát triển nhanh hơn.
- Cây ưa sáng nên trồng cây nơi có ánh sáng mạnh để cây quang hợp tốt. Nên trồng cây nơi đất cao và tránh để nước ngập úng cây.
- Cây ưa ẩm trung bình nên 1 tuần chỉ cần tưới từ 4 đến 5 lần nước là cây cũng sinh trưởng được. Đất trồng nên tơi xốp để cây hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây.
- Cây thị thường mắc các bệnh rệp muội sống tụ tập trên mặt lá, sâu xanh, sâu khoang gây hại cây. Khi phát hiện ra các loại sâu bệnh cần tìm thuốc phun phòng trừ, tránh để lây lan ra các tán lá khác, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.