Cây ngọc lan – cách trồng và chăm sóc cây ngọc lan
Cây ngọc lan là loại cây cảnh được nhiều người yêu thích, không chỉ bởi hương thơm của nó mà cây còn có rất nhiều công dụng. Vậy cách trồng và chăm sóc cây ngọc lan có gặp nhiều khó khăn hay không? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết này nhé.
Đặc điểm của cây ngọc lan
Tên thường gọi: Cây ngọc lan, cây hoa ngọc lan
Tên gọi khác: cây sứ ngọc lan
Tên khoa học là Michelia Alba
Thuộc họ Magnoliacee
Cây được bắt nguồn từ Ấn Độ, du nhập đến Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây.
Thân cây lấy gỗ, gỗ màu nâu cứng có thể sử dụng làm bàn ghế, các ngành thủ công mỹ nghệ. Cây có lớp biểu bì khá dày, trung bình cây cao từ 10-20m.
Lá cây màu xanh đậm, phiến là dài chừng 3-5cm. Lá hình xoan thuôn, nhọn ở đầu lá, lông xuất hiện ở cả hai mặt lá. Mùa khô lá rụng, đến mùa xuân lá lại xanh tốt.
Hoa màu hồng cánh sen, mỗi bông hoa được tạo thành từ 5 cánh hoa xếp khéo léo cuộn phần nhị hoa lại. Hoa có màu vàng ngà đến màu vàng cam, các cánh hoa trông khá thẳng. Cánh hoa dày, hương hoa thơm dịu nhẹ. Người ta dùng hoa để chế thành nước hoa, tinh dầu thơm để xuất khẩu sang các nước trên thế giới.
Tác dụng của cây ngọc lan
Tác dụng của hoa Ngọc lan trong y học cổ truyền:
- Tiêu đờm, ích phế hòa khí, các chứng bệnh phế quản.
- Tốt cho tiêu hóa, nôn mửa, sốt cao.
- Hoa ngâm với dầu có thể trị nhức đầu, viêm mũi, đau mắt, xoang, thấp, chóng mặt, các bệnh truyền nhiễm.
Lá cây chữa các bệnh sưng tấy, các bệnh viêm nhiễm.
Rễ cây có tác dụng thông kinh đối với phụ nữ sau sinh.
Vỏ cây có thể tẩm giấm, trị sốt, kinh nguyệt không đều, bí đại tiện,…
Cây ngọc lan được lựa chọn như cây bóng mát trồng trong vườn nhà, công trình, đô thị…làm đẹp cành quan, không khí trong lành.
Lưu ý: dùng loại hoa mới nở có thể phơi khô hoặc sắc lấy nước tươi uống đều được.
Kỹ thuật trồng cây ngọc lan
Thời vụ: nên trồng cây vào đầu mùa mưa, lượng mưa nhiều đất ẩm thích hợp cho cây phát triển nhanh bám rễ.
Nhiệt độ: cây thích hợp ở điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm như ở nước ta.
Chọn giống: có thể lựa chọn phương pháp trồng bầu hoặc gieo hạt đều được. Đối với trồng bầu nên lựa chọn cây bố mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, dáng cây đẹp, tuổi đời từ 10-20 năm. Phương pháp gieo hạt nên chọn hạt mẩy, không bị sâu bệnh, hạt phải già để làm giống.
Trồng cây: cho hạt vào bầu đất hoặc khay cát rồi lấp đầy hạt dày lên tới 1cm, rồi phủ rơm hoặc rạ lên trên để giữ ẩm và làm giàn che cho cây. Với phương pháp chiết cành chỉ cần lựa chọn cây bố mẹ khỏe mạnh rồi tiến hành chiết như những giống cây khác.
Cách chăm sóc cây ngọc lan
Việc chăm sóc cây hoa ngọc lan không mấy vất vả, chỉ cần bạn chú ý một vài năm đầu cách trồng cây như sau:
- Phát sạch cỏ dại xung quanh cây hoa ngọc lan để không lẫn sâu bệnh hại tới cây.
- Bón phân cho cây 1-2 năm 1 lần với lượng phân bón 100-150gr phân NPK và 5-10kg phân chuồng hoại mục
- Tưới nước: mỗi ngày tưới 2 lần giữ ẩm cho cây vào sáng sớm và chiều mát để cây sinh trưởng tốt.
- Ánh sáng: cây ngọc lan ưa sáng trung bình và một phần bóng râm. Có thể trồng cây ngoài trời hoặc trong nhà đều được. Nếu cây trồng trong chậu để trong nhà mỗi ngày cần cho cây tắm nắng ít nhất 6h để cây có khả năng quang hợp hấp thụ ánh sáng ra hoa và tỏa hương thơm.
chi tiết về cây ngọc lan: https://hoadepviet.com/cay-ngoc-lan-cay-bong-mat-dep-cho-hoa-thom/