Cây hoa ngũ sắc – cách chăm sóc cây hoa ngũ sắc
Các bạn có thích trồng một giống hoa mà khi nở hoa có 5 màu khác nhau không? Mách các bạn một giống hoa đẹp đó là cây hoa ngũ sắc. Loại hoa này không khó chăm sóc, chỉ cần tỉ mỉ một chút đã có một chậu hoa đẹp rồi. Hãy cùng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về loài hoa này qua bài viết nhé.
Ý nghĩa của cây hoa ngũ sắc
- Cây hoa ngũ sắc thể hiện sự hài hòa giữa người với người trong cuộc sống.
- Tặng hoa cho nhau thể hiện niềm trân trọng với đối phương.
Đặc điểm của cây hoa ngũ sắc
- Cây có tên gọi khác là cây hoa trâm ổi, ổi nho, mã anh đơn, tứ quý…
- Tên khoa học của nó là Lantana camara L
- Cây thuộc họ cỏ roi ngựa – Verbenaceae
- Bắt nguồn từ đất nước Trung Mỹ.
- Thân cây dạng bụi nhỏ, thân gỗ có chiều cao trung bình từ 30cm đến 2m. Thân có lông gai, khi còn non có màu xanh về già thành màu nâu.
- Lá hình trái xoan màu xanh đậm, lá mọc đối nhau, cuống lá hình tim hoặc tròn. Đầu lá khá nhọn, viền lá có răng cưa mặt dưới lá có lông.
- Hoa thường mọc thành từng chùm ở đỉnh, hoa có khá nhiều màu sắc nên có tên gọi là ngũ sắc. Mỗi bông đơn có 4 cánh hình tròn lõm ở giữa. Màu hoa chuyển màu sắc từ vàng sang màu cam, sau đó không lâu chuyển sang màu đỏ.
- Khi hoa tàn quả xuất hiện, quả hình cầu có vị thơm như ổi nên nhiều người gọi là cây trâm ổi hay ổi nho. Khi quả chín có màu đen, bên trong quả chứa 1 -2 hạt xù xì khá cứng.
- Hoa ngũ sắc nở hoa quanh năm, cho quả từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.
- Cây hoa ngũ sắc có hai loại là cây thân bò và cây thân thẳng đứng.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc khá dễ trồng và chăm sóc bởi khả năng kháng bệnh và kháng khuẩn khá tốt. Khả năng chịu rét, chịu hạn, chịu ngập úng tốt nên việc chăm sóc cây không mấy vất vả. Chỉ cần lưu ý một vài chi tiết sau đây là đã có một vườn hoa ngũ sắc đẹp rồi:
- Đất trồng: cây có thể sống được trên mọi loại đất khác nhau không đòi hỏi lượng đất phải như thế nào.
- Tưới nước: do phần lá của cây ráp dễ bốc hơi nước nên khi cây ra hoa cần bổ sung nước cho cây đầy đủ.
- Bón phân: thông thường 2-3 tháng/lần, cắt tỉa các cành bị sâu bệnh, héo úa để cây có khả năng nuôi các cành cây khác tốt hơn.
- Nhân giống: có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Nhưng việc nhân giống bằng phương pháp giâm cành được sử dụng nhiều nhất vì hiệu quả của nó cao nhất.
- Sâu bệnh: cây rất ít bị sâu bệnh hại, chỉ bị nhện đỏ thường gây bệnh vào mùa hè. Diệt nhện đỏ có thể dùng Dicofol 40% pha với 1000 lần nước để phun.
Ứng dụng của cây hoa ngũ sắc
- Cây có nhiều màu sắc đẹp, thường ra hoa quanh năm nên được lựa chọn làm tường bao xung quanh ngôi nhà tô điểm cho ngôi nhà thêm rực rỡ.
- Nhiều người lựa chọn trồng hoa ngũ sắc trong việc thiết kế sân vườn thêm tươi vui. Có người trồng hoa trên ban công cửa nhà cũng rất sống động đấy.
- Hoa ngũ sắc có thể trồng thành vườn hoặc trồng vào chậu đặt trong sảnh nhà, ban công cũng rất đẹp.
- Cây hoa ngũ sắc còn có tác dụng trong Đông Y: lá ngũ sắc có tác dụng tiêu độc, giảm tiêu sưng, hạ sốt, bệnh ngứa. Bởi lá có vị đắng, tính mát nên dùng để đắp vết thương, cầm máu, trị bệnh ngoài da, trị thấp khớp.
- Dùng lá cây chữa bầm dập, chảy máu có thể cầm máu được ngay.
- Hoa có tính mát nên trị hạ huyết áp, ho ra máu, lao phổi.
- Rễ có vị dịu mát, tiêu độc, giảm đau, hạ sốt.