Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan. Cây đu đủ Thái Lan cho thu hoạch quả sau khoảng 6 tháng trồng cây. Cây có chiều cao không lớn với chiều cao khoảng 50cm là tối đa, có những cây có chiều cao khoảng 20cm. Chính vì cây có chiều cao thấp nên rất tiện cho chúng ta chăm sóc và thu hoạch quả.
Giống đu đủ Thái Lan cho 2 dạng quả là quả tròn và quả dài, nhưng quả dài chiếm tỷ lệ cao hơn, có giá thành cao hơn. Qủa có kích thước khá to, có những quả nặng tới 3kg.
Khi chín, quả chuyển màu từ xanh sang màu vàng. Khi bổ ra, bên trong quả có màu vàng đỏ, ít hạt, ruột dày và có vị ngọt đậm, thơm. Cây cho quả quanh năm và năng suất rất cao.
Cách trồng cây đu đủ Thái Lan
Thời vụ trồng: Cây được trồng quanh năm, bất cứ thời điểm nào. Điều cần chú ý là nếu bạn trồng vào mùa hè thì nên trồng vào lúc sáng sớm hay chiều mát, tránh trồng cây lúc ánh nắng gay gắt. Còn nếu bạn muốn trồng để cây cho thu hoạch đúng dịp Tết nguyên đán thì có thể trồng vào các vụ trừ vụ đông ra.
Giống cây trồng: Hiện nay có rất nhiều cửa hàng thực vật bán giống cây đu đủ Thái Lan nên bạn có thể tìm đến và mua cây giống. Chọn cây to, khỏe và không bị sâu bệnh để trồng.
Đất trồng: Đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt, có độ pH khoảng 6.
Hố trồng và mật độ trồng: Kích thước của mỗi hố trồng là 20x20x20cm với mỗi hố cách nhau khoảng 3m. Nếu đất trồng thuộc vùng đất trũng thì cần làm mô đất cao khoảng 50cm, chiều rộng khoảng 80-100cm.
Phân bón lót với mỗi hố gồm 8kg phân chuồng hoai mục, 0.5 kg vôi bột, 0.5kg phân lân. Đổ phân bón lót vào hố rồi lấp một lớp đất lên bề mặt. Phơi ải tối thiểu 15 ngày để khử mầm bệnh trong đất.
Trồng cây đu đủ Thái Lan
Làm sạch cỏ và rác, cành khô trên đất trồng. Xới tơi đất lên rồi dùng cuốc cuốc một hố nhỏ vừa bằng với bầu đất. Rạch bỏ túi nilon bao quanh bầu đất ra rồi đặt cây giống xuống. Vun đất xunh quanh xuống rồi nén chặt phần đất quanh gốc. Tưới nước đẫm cho cây rồi phủ một lớp rơm rạ lên giữ ẩm cho cây.
Chăm sóc cây đu đủ Thái Lan
Tưới nước: Thời gian đầu cây mới được trồng cần tưới nước vào mỗi buổi sáng hay chiều mát. Sau đó, tùy thuộc vào thời tiết mà tưới nước cho hợp lý. Cần dùng nguồn tưới sạch sẽ để tưới cho cây.
Bón phân: Muốn cây cho nhiều quả to và đẹp thì định kỳ phải bón phân cho cây. Với đất trồng là đất phù sa có thể bón ít nhưng với đất trồng là đất ven đồi, đất cằn cỗi cần bón phân hàng tháng giúp cây có đủ dưỡng chất để cho tỷ lệ đậu quả cao.
Làm cỏ: Cỏ sẽ cạnh tranh với cây để lấy đi hết chất dinh dưỡng trong đất, vì thế làm sạch cỏ là điều rất quan trọng. Nếu có ít cỏ thì có thể dùng biện pháp thủ công để nhặt. Còn nếu có quá nhiều thì nên dùng thuốc diệt cỏ.
Phòng trừ sâu bệnh hại: Nhện đỏ, rệp sáp và bệnh khảm là những loại bệnh thường hay có ở đu đủ Thái Lan. Thăm vườn và quan sát kỹ để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Khi cây còn non nên mua thuốc tại các cửa hàng bảo vệ thực vật để phun phòng ngừa.
Thu hoạch cây đu đủ Thái Lan
Vì cây có chiều cao tương đối thấp nên rất tiện cho chúng ta thu hoạch. Dùng dao chuyên dụng để cắt cuống đu đủ. Nên cắt cẩn thận, tránh làm rơi quả sẽ làm dập nát, quả nhanh thối. Đặt quả vào sọt rồi giữ ở nơi thoáng mát để bảo quản được lâu.
Xem thêm về các loại đu đủ khác tại http://giongcayanqua.edu.vn/cay-du-du-giong.html